Khánh Thủy: Năng suất cây trạch tả đạt 5 tạ/sào
Vụ đông năm 2024, xã Khánh Thủy (Yên Khánh) trồng 42 ha cây trạch tả trên diện tích đất lúa sau khi thu hoạch xong lúa mùa.
Có 13 kết quả được tìm thấy
Vụ đông năm 2024, xã Khánh Thủy (Yên Khánh) trồng 42 ha cây trạch tả trên diện tích đất lúa sau khi thu hoạch xong lúa mùa.
Cuối năm 2022, xã Khánh Thủy (Yên Khánh) đã hoàn thiện các điều kiện và được cấp mã vùng sản xuất cây dược liệu trạch tả. Vùng trồng cây dược liệu trạch tả có diện tích hơn 50 ha tại xóm 3, xã Khánh Thủy với 30 hộ tham gia.
Đó chính là ý nghĩa, mục tiêu của dự án "Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Trạch tả Ninh Bình" dùng cho sản phẩm củ trạch tả của tỉnh Ninh Bình" đã được Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) và Sở Khoa học - Công nghệ thực hiện trong 24 tháng qua.
Theo báo cáo của Phòng Tổng hợp (Sở Nông nghiệp & PTNT), đến trung tuần tháng 11, toàn tỉnh đã trồng được 5.752,7 ha cây màu vụ đông, trong đó: Ngô 1.246,9 ha; lạc 174,5 ha; khoai lang 542,1 ha; bí xanh, bí đỏ 433,1 ha; khoai tây 183,3 ha; trạch tả 91 ha; đậu tương 76,5 ha; rau màu các loại 3.005,3 ha. Yên Khánh trồng được 2.167,1 ha cây vụ đông; Yên Mô 1.290 ha, Nho Quan 1.100 ha, Gia Viễn 500 ha, thành phố Tam Điệp 300 ha, Hoa Lư 210 ha, thành phố Ninh Bình 185 ha.
Vừa qua, tại xã Khánh Thành (Yên Khánh), Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viên Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), Sở KH và CN, Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật (Sở NN và PTNT) tổ chức hội thảo Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Trạch tả Ninh Bình". Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo sở, ngành, huyện Yên Khánh và nhân dân các xã Khánh Thành, Khánh Công, Khánh Thủy (huyện Yên Khánh), Chính Tâm, Xuân Thiện (huyện Kim Sơn).
Với những lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, cây dược liệu đang trở thành một trong những cây trồng chủ lực của xã Khánh Thủy (Yên Khánh). Các cây như: cây nghệ đỏ, bạch chỉ, trạch tả là các cây thuốc nam chữa được nhiều bệnh, được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá cao, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và dễ tiêu thụ vì nhu cầu dược liệu ngày càng cao.
Nhận thấy tiềm năng phát triển cây Trạch tả tại những vùng đất trũng của xã Ninh Tiến (thành phố Ninh Bình), ở vụ Đông năm 2017, Hội nông dân thành phố phối hợp với HTX nông nghiệp Hoàng Sơn xây dựng mô hình "Đổi mới cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Ninh Tiến" với đối tượng chính là cây Trạch tả. Qua hội nghị đầu bờ đánh giá thực tế năng suất, sản lượng cây Trạch tả, cho thấy mô hình đã đạt mục đích đề ra, hiệu quả tương đối cao, là cây trồng có thể nhân rộng trong thời gian tới trên địa bàn thành phố trong các vụ Đông tới.
Nhiều năm trở lại đây, cây trạch tả đã dần trở thành cây trồng chính trên đồng đất Xuân Thiện (Kim Sơn) vào vụ đông. Tận dụng nguồn đất trống giữa 2 vụ sản xuất lúa, năm nay, người dân địa phương tiếp tục gieo trồng giống cây dược liệu này, hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu như ở một số địa phương thuộc huyện Yên Khánh, Kim Sơn, cây trạch tả đã trở nên quen thuộc, thì tại thành phố Ninh Bình, đây là cây trồng hết sức mới mẻ. Lần đầu tiên được đưa vào trồng trên những diện tích ruộng trũng, cấy lúa kém hiệu quả ở đồng đất xã Ninh Tiến, cây trạch tả đang mở ra cho người nông dân Ninh Tiến hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất vụ đông…
Trong quá trình tìm hướng phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân cũng như tạo bước đà cho việc xây dựng nông thôn mới, xã Xuân Thiện (Kim Sơn) đã vận động nhân dân trồng thêm giống cây dược liệu trạch tả. Kết quả cho thấy, đây là giống cây trồng cho giá trị kinh tế cao, được ví "như vụ lúa thứ 3" trong năm của người nông dân.
Chính Tâm (Kim Sơn) là xã thuần nông, có gần 200 ha đất nông nghiệp. Những năm trước đây, thu nhập của người dân chủ yếu từ cây lúa, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống, Chính Tâm đã tìm tòi và đưa vào trồng cây trạch tả - một cây thuốc nam có hiệu quả kinh tế cao.
Đến ngày 18/11, huyện Yên Khánh đã trồng được trên 2.588 ha cây vụ đông, đạt 73,9% so với kế hoạch, trong đó ngô đại trà 497 ha, ngô ngọt gần 150 ha, bầu bí 353 ha, dưa các loại 36 ha, trạch tả trên 133 ha, rau các loại 838 ha... Các đơn vị có diện tích cây trồng vụ đông đạt khá là Khánh Hòa 153 ha, đạt 100% kế hoạch; Khánh Hải 231 ha, đạt 79,7% kế hoạch; Khánh Thành 195,3 ha, đạt 65,8%; thị trấn Yên Ninh 152,5 ha.
Tính đến ngày 22-11, toàn tỉnh đã gieo trồng được 10,5 nghìn ha cây vụ đông, đạt 69,7% kế hoạch, trong đó diện tích ngô đạt gần 2,3 nghìn ha; đỗ tương đạt trên 2,2 nghìn ha; khoai lang gần 1,4 nghìn ha; lạc 226 ha; khoai sọ 135 ha; trạch tả trên 140 ha; rau đậu các loại 4,1 nghìn ha.